chữ chạy đầu trang

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn lớp 8/1 - Chi Đội Trần Văn Ơn, Trường THCS Lý Tự Trọng, TP. Tam Kỳ. Chúc các bạn có một ngày học tập thật tốt!

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

CHÚC MỪNG NGÀY THÀNH LẬP HỘI LHPN VIỆT NAM 20 - 10

Kết quả hình ảnh cho ngày 20/10


TIỂU SỬ ANH HÙNG TRẦN VĂN ƠN

TIỂU SỬ ANH HÙNG TRẦN VĂN ƠN

Trần Văn Ơn sinh năm 1931, tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cha anh là ông Trần Văn Nghĩa là công chức bậc thấp, mẹ anh là bà Huỳnh Thị Tữu.

Thuở nhỏ, anh học tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, sau đó cùng gia đình chuyển đi, trú quán tại số nhà 322/10, đường Verolun, Sài Gòn. Hầu hết anh chị của anh đều tham gia phong trào cách mạng, trong đó có chị là Trần Thị Lễ, liệt sĩ đã mất năm 1948.
Tháng 8 năm 1945, anh thi đậu vào lớp năm thứ nhất, bậc cao đẳng tiểu học tại Trường Pétrus Ký. Năm học 1948-1949, anh học xong năm thứ ba bậc cao tiểu, thi vượt lớp đỗ bằng đệ nhất cấp Pháp (Brevet du 1er cycle). Đến năm học 1949-1950, khi lên lớp năm thứ tư cao tiểu thì Trần Văn Ơn được đặc cách lên lớp Ban tú tài (lớp seconde, tương đương lớp 10 hiện nay) của trường vì đã có bằng đệ nhất cấp. Trần Văn Ơn được coi là một học sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa lễ độ với cha mẹ, thầy cô, bên cạnh học tập còn ham hoạt động xã hội.
Từ năm 1947, anh tham gia vào phong trào học sinh yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành, đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký.
Trước ngày kỉ niệm 9 năm khởi nghĩa Nam Kỳ (23 tháng 11), chính quyền Pháp đã bắt cóc một số học sinh của trường Pétrus Ký, sau sự kiện này đã nổ ra cuộc bãi khóa của học sinh của 10 trường ở Sài Gòn vào ngày 23 tháng 11 năm 1949. Lúc này, Trần Văn Ơn đang chuẩn bị thi tú tài, nhưng vẫn tích cực tham gia cuộc bãi khóa, đứng đầu nhóm học sinh của trường Pétrus Ký đi biểu tình.
Ngày 9 tháng 1 năm 1950, ở Sài Gòn đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thủ tướng Trần Văn Hữu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt. 13 giờ ngày hôm đó, chính phủ của thủ hiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát để đàn áp phong trào biểu tình, đem vòi rồng phun nước và dùng dùi cui đánh đập tàn nhẫn người biểu tình. Cuộc đàn áp này đã dẫn tới việc bắt đi 150 người, đánh đập 30 người trọng thương tại chỗ. Không lùi bước trước kẻ thù, Trần Văn Ơn cùng một số bạn bè hiên ngang tiến về phía trước lớn tiếng tố cáo tội ác của chúng, đồng thời che chở cho các em nhỏ ở phía sau. Theo trang tỉnh Bến Tre, trong lúc khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị cảnh sát đánh ngất, Trần Văn Ơn đã bị trúng đạn vào bụng. Theo Lê Trung Nghĩa trên Tuổi Trẻ, Trần Văn Ơn bị bắn trong lúc đang đỡ học sinh trèo lên đống củi chất sát rào để vượt tường. Cùng với các nạn nhân khác, anh được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cứu chữa, tuy nhiên do vết thương quá nặng nên đã qua đời vào 15 giờ 30 phút chiều ngày hôm đó. Khi đó, Trần Văn Ơn mới chưa đầy 19 tuổi.

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

Nhiệt liệt chào mừng 72 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh ( 2/9/1945 - 2/9/2017 )

Chào mừng kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9

Nhiệt liệt Chào mừng kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9/ 1945 - 2/9/2017

Chào mừng kỷ niệm72 năm ngày Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lâp, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .

Kính thưa Qúy thầy cô và các bạn!
Trong không khí cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9, chúng em nhớ lại những câu thơ:
                       Đã tan tác những bóng thù hắc ám,
                         Đã sáng lại trời thu trong Tháng Tám
                        Trên đường ta về lại thủ đô,
                        Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ"...
Cách đây 72 năm, vào những ngày mùa Thu năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước đã chấm dứt thời kỳ nô lệ của nhân dân dưới ách thống trị của đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Chính quyền phong kiến triều Nguyễn đã sụp đổ hoàn toàn. Chủ quyền đất nước đã về tay nhân dân. Biết bao công việc bộn bề đang đặt ra trước mắt: chiến tranh tàn phá, kinh tế kiệt quệ, hậu quả tai hại của nạn đói chết 2 triệu người đầu năm ất Dậu, mối đe dọa của lũ lụt ở đồng bằng Bắc bộ và nguy cư trở lại xâm lược của thực dân Pháp ở trong Nam. Trong tình hình phức tạp muôn vàn thử thách đó, Đảng và Hồ Chủ tịch đã tập trung giải quyết vấn đề cơ bản của cách mạng là thiết lập chính quyền nhân dân trong cả nước.
Sau khi Hà Nội và nhiều nơi khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25 tháng 8, Hồ Chủ tịch từ chiến khu trở về ngoại thành Hà Nội. Chiều hôm sau, Trung ương đón Người về ở căn gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về những công tác đối nội và đối ngoại, quyết định việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt của chính phủ lâm thời. Theo sự phân công của Ban Thường vụ, Người khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Trên chiếc bàn ăn của căn gác đầy ánh nắng, Hồ Chủ tịch đã viết một văn kiện lịch sử bất hủ, đời đời khắc sâu vào cuốn sử vàng oanh liệt của dân tộc.
Từ sáng sớm ngày 2 tháng 9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ dồn về phía Ba Đình. Những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng các thứ tiếng Việt Anh, Pháp, Hoa, Nga chăng ngang đường phố. ý chí của nhân dân được biểu lộ trên các dòng chữ: "Nước Việt Nam của người Việt Nam", "Độc lập hay là chết", "ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh". Lễ đài bằng gỗ đơn sơ được dựng lên giữa quảng đường Ba đình, các đội tự vệ vũ trang cùng những đơn vị Quân Giải phóng đội mũ ca lô, quân phục nghiêm trang, hàng ngũ thẳng tắp đứng trước lễ đài. Những chiến sĩ cách mạng đã từng anh dũng chiến đấu ở Bắc Sơn, Vũ Nhai, đã lập nên các chiến công Nà Ngần, Phai Khắt, vừa cùng nhân dân vùng dậy cướp chính quyền, giờ đây vẫn nắm chắc tay súng bảo vệ nền Độc lập mới ra đời. Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, nét mặt hân hoan phấn khởi chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới- nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng giờ này, nhiều cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ.
Đúng 14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Hàng chục vạn bàn tay nắm chặt giơ lên ngang tai, biểu thị lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.

Đồng bào, chiến sỹ nghe Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình (2/9/1945)

Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị trong bộ quần áo ka ki và đôi dép cao su tiến ra trước máy phóng thanh. Thay mặt Chính phủ lâm thời- tức là ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương-Người đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập. Lời nói của Người trang trọng đầm ấm vang trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Người khẳng định: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay dân tộc có phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!". Người trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng  và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".

Đọc nửa chừng, Người dừng lại hỏi: "Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?".Hơn 50 vạn người cùng đồng thanh đáp "Có ạ!".
Cả quảng trường lặng đi vì xúc động .Thật là một cử chỉ vô cùng giản dị, gần gũi của vị cha già kính yêu của dân tộc, gây xúc động lòng người! 
Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với vận mệnh của dân tộc. Nó tiếp nối truyền thống anh hùng bất khuất của cha ông thuở trước. Thời thế đã đổi thay, song chí khí hào hùng của nhân dân ta trong thơ Lý Thường Kiệt "Nam quốc sơn hà Nam đế cư..", trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi vẫn thắm đượm trong từng lời, từng chữ của Tuyên ngôn. Tuyên ngôn Độc lập là bản hùng ca viết tiếp những trang sử huy hoàng của ngàn năm về trước, đã đánh dấu thắng lợi của một thế kỷ ngoan cường chống thực dân và phong kiến và mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta. Tuyên ngôn Độc lập chẳng những đã khai sinh một nhà nước- nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, nhà nước độc lập đầu tiên trong hệ thống thuộc địa thế giới, mà còn báo hiệu sự thành lập một chế độ xã hội mới- chính quyền công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu á, từ đây với tư cách người chủ thực sự của đất nước, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiên. Ba mươi năm sau ngày "Tuyên ngôn Độc lập", năm 1975, Đảng ta, quân dân ta đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang: giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi sự nghiệp cách mạng dân tộc- dân chủ, tiến hành thống nhất nước nhà. Tổ quốc ta vĩnh viễn được độc lập, nhân dân ta đời đời được tự do, tinh thần bất diệt của Tuyên ngôn Độc lập mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt Nam. Với ý nghĩa và tầm vóc lớn lao đó, ngày 2 tháng 9 trở thành ngày hội lớn của dân tộc, ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ban Biên tập  Lớp 8/1 - Biên tập từ Wipedia Tiếng Việt

Tiểu sử anh hùng Lý Tự Trọng

Tiểu sử Anh hùng Liên đội mang tên

Giới thiệu Tiểu sử Anh hùng Lý Tự Trọng
Tiểu sử Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng
            Lý Tự Trọng là con một gia đình Việt kiều yêu nước có đông anh chị em, quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện  Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh. Anh sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon – Thái Lan . Năm 1923 chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập va nói thạo tiếng Thái Lan, tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông dương và làm liên lạc cho xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam .
            Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Le Grand, anh bị bắt và kết án tử hình vào ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi mới 17 tuổi.
            Giữa pháp trường, người thanh niên cộng sản 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án bọn thống trị, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin toà mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thàn niên, đã hành động không có suy nghĩ. Lý tự Trọng đã dõng dạc nói từng lời:
            “ -Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích câch mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các ông cũng thấy cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi."
             Những câu nói giản dị nhưng sâu sắc về lý tưởng sống chiến đấu của người anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng vẫn mãi vang vọng đến ngàn đời cho thế hệ trẻ chúng em mai sau, nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, và một ý chí đấu tranh cách mạng kiên cường của người chiến sĩ cộng sản.
                
Tượng AHLS Lý Tự Trọng bằng đồng trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia TP Hồ Chí Minh

          Tên của anh đã được đặt cho tên của một giải thưởng của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng cho thanh niên. Ngoài ra, tên của anh cũng được đặt cho nhiều trường học và con đường ở Việt Nam.
            Liên đội Trường THCS Lý Tự Trọng rất đổi tự hào được mang tên anh - một người anh hùng tuổi trẻ. Toàn thể Đội viên chi đội Phan ĐăngLưu chúng em nguyện ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu hơn nữa để xứng đáng là học sinh dưới mái trường Lý Tự Trọng với nhiều thành tích “ Dạy Tốt - Học Tốt ”, xứng đáng với Danh hiệu: Liên đội Lý Tự Trọng vững mạnh.                                                     
  Trường em vinh dự mang tên người anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng